Việc tìm ra nhiều giải pháp hay công cụ giúp tăng tốc mạng internet được rất nhiều các doanh nghiệp và tổ chức quan tâm. Một khi tốc độ mạng nhanh hơn cũng đồng nghĩa với quá trình hoạt động kinh doanh cũng sẽ được đẩy nhanh lên rất nhiều lần. Hiện nay có rất nhiều cách để giúp hệ thống kết nối mạng được tăng tốc trong đó điển hình cần được kể đến chính là MPLS. Vậy MPLS là gì và nguyên lý hoạt động như thế nào? Tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.
MPLS là gì?
Được viết tắt của từ Multiprotocol Label Switching, đây là một công nghệ giúp tăng tốc độ kết nối mạng internet thông qua các đường dẫn mạng được định sẵn trong kỹ thuật MPLS này.
Để hiểu đơn giản MPLS là gì thì trong mạng internet, dữ liệu mạng hoạt động bằng cách chuyển tiếp ngẫu nhiên các packet từ router này router khác cho đến truy xuất packet cuối cùng. Với cách thức này, hệ thống mạng sẽ mất rất nhiều thời gian khi người dùng thực hiện một truy xuất.
Với MPLS, công nghệ này sẽ xác định trước đường truyền mạng và packet đích để chuyển tiếp theo một đường dẫn xác định nên ít tốn thời gian hơn. Như vậy, tốc độ mạng sẽ được tăng tốc lên rất nhiều lần.
Nguyên lý hoạt động của MPLS là gì?
Trong các định tuyến hoạt động bình thường: Khi dữ liệu được gửi đi sẽ được chia nhỏ thành các packet có chứa địa chỉ IP và các header kèm theo chứa thông tin về đích đến của dữ liệu. Các packet sẽ được truyền đến qua mỗi router riêng lẻ, những router này tự quyết định sẽ tiếp tục truyền đi đâu dựa vào bộ định tuyến của nó cho đến router đích. Như vậy, nếu 2 bộ dữ liệu cùng xuất phát từ 1 router và có chung đích đến thì chuyện chúng có đường truyền khác nhau là điều bình thường.
Định tuyến hoạt động khi có MPLS:
Mỗi Packet sẽ được đính 1 lớp FEC và cùng đường dẫn là LSP. Khi thực hiện gửi thông tin, các packet có cùng FEC sẽ đi theo đường dẫn LSP. Mỗi Packet có chứa các label được tập hợp vào cùng header MPLS sẽ có trên mỗi packet. FEC nằm trong label, trong các hoạt động của MPLS, các router sẽ không kiểm tra header Ip mà sẽ hướng đến việc kiểm tra các label và truyền theo đúng đường dẫn LSP đã định sẵn.
Nên sử dụng MPLS khi nào?
Vì khả năng truyền tải thông tin dữ liệu nhanh chóng nên những ứng dụng có tính thời gian thực như nghe, gọi và cũng có thể thiết lập trên các mạng diện rộng. Tuy nhiên quy trình sẽ rất phức tạp và tốn kém với những quy mô lớn.
Những điểm hạn chế của MPLS là gì?
Tìm hiểu chi tiết về các mặt hạn chế của MPLS là gì sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về công nghệ này. Một số các điểm còn hạn chế cần nhắc đến như:
Tốn kém chi phí thiết lập
Tính quy mô thấp: chỉ có thể thiết lập trên các mạng có quy mô nhỏ. Với những mạng WAN sẽ rất phức tạp và mất nhiều thời gian để thiết lập và vấn đề mở rộng rất khó khăn.
Dễ bị các hacker tấn công vì khả năng mã hóa dữ liệu và vấn đề bảo mật không cao. Điều này đồng nghĩa với việc tin tặc có thể đọc được các dữ liệu trên packet.
Với việc chuyển đổi và lưu trữ dữ liệu trên nền tảng Cloud thì việc thiết lập và cài đặt MPLS để tăng tốc độ mạng không khả thi.
Công nghệ SD-WAN ra đời giúp giải quyết được vấn đề trên
SD WAN là một mạng diện rộng giúp cân bằng tải đường truyền, tạo ra kiến trúc WAN kết nối nhiều MPLS với nhau tạo thành một hệ thống truyền mạng đồng nhất. Gia tăng tốc độ truyền mạng một cách mạnh mẽ mà không cần tốn nhiều thời gian để thiết lập MPLS trên quy mô lớn.
Các ưu điểm của SD Wan:
- Cấu hình, giao diện đơn giản dễ sử dụng và quản lý
- Đáp ứng được nhiều loại kết nối như Frame relay, MPLS, LTE
- Linh hoạt trong việc lựa chọn đường dẫn động để truyền hoặc tải các dữ liệu trên hệ thống mạng internet
- Mang tính bảo mật cao nhờ khả năng hỗ trợ VPN và dịch vụ bảo mật mạng khác nhau Firewall, bộ điều khiển tối ưu hóa WAN, …
Hy vọng qua bài viết, mọi người đã hiểu rõ hơn và MPLS là gì và cách thức hoạt động của công nghệ này. Đây là kỹ thuật nâng cao tốc độ đường truyền mạng rất tốt đối với những hệ thống mạng nhỏ. Nếu muốn áp dụng cho các mạng có quy mô lớn hơn có thể kết hợp với công nghệ SD WAN.
Để tìm hiểu chi tiết các giải pháp về thiết bị cân bằng tải và hệ thống bảo mật an ninh mạng hãy liên hệ với công ty cổ phần phân phối giải pháp bảo mật Việt Nét để nhận được các giải pháp chi tiết nhất.
Mọi thông tin về bảo mật an toàn thông tin, an ninh mạng có thể liên hệ với Công ty cổ phần phân phối Việt Nét – Nhà phân phối bảo mật hàng đầu tại việt Nam.
Website: https://vietnetco.vn
- Trụ sở HCM:
- Tầng 8, Tòa nhà ITAXA, 126 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP HCM.
- Hotline: (+84) 28 7300 4400
- Trụ sở Hà Nội:
- Tầng 9, Tòa nhà CIC Tower, 219 Trung Kính, Quận Cầu Giấy Hà Nội, Việt Nam
- Hotline: (+84) 24 7300 4400