Trong thời gian gần đây ghế massage là thiết bị nhận được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng Việt. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa biết cấu tạo ghế massage cũng như cách hoạt động của nó. Chính vì vậy trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ về thiết bị này, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé.
1. Tìm hiểu chung về ghế massage
Ghế massage dần trở thành thiết bị quen thuộc hiện diện ngày một nhiều trong các gia đình Việt. Đây là thiết bị được thiết kế ngoại hình như một chiếc ghế ngồi thông thường. Tuy nhiên cấu tạo bên trong ghế có khả năng mô phỏng các thao tác massage, xoa bóp vào từng huyệt đạo trên cơ thể. Từ đó giúp máu có thể lưu thông dễ dàng, giảm đau nhức hiệu quả, thư giãn cơ thể tối đa.
Ghế massage có cấu tạo phức tạp hơn những chiếc ghế thông thường và được ứng dụng nhiều công nghệ, tính năng hiện đại để mang đến tiện ích sử dụng tối ưu cho người dùng.
2. Cấu tạo của ghế massage
2.1. Cấu tạo bên ngoài ghế massage
Với mỗi dòng ghế massage có thể có cấu tạo bên ngoài khác nhau. Tuy nhiên chúng vẫn có phần cấu tạo chung để đảm bảo hiệu quả sử dụng cho người dùng:
– Đệm gối đầu: Đây là vị trí đầu bạn sẽ đặt vào khi nằm thư giãn trên ghế massage. Bộ phận này vừa có công dụng nâng đỡ phần đầu lại giúp giảm lực tác động vào đầu. Bạn có thể dễ dàng tháo đệm gối đầu tùy ý.
– Đệm lưng, đệm mông: Bộ phận này có nhiệm vụ nâng đỡ phần lưng và mông cho người dùng khi sử dụng ghế massage. Bên dưới phần đệm lưng, mông được trang bị hệ thống con lăn hoặc rô bốt massage.
– Phần massage tay: Đây là bộ phận nằm dưới tay vịn ghế để người dùng đặt tay vào thư giãn bằng túi khí.
– Chân ghế: Bộ phận này là nơi người dùng đặt chân vào thư giãn massage. Phần chân ghế thường được bố trí túi khí, con lăn dưới lòng bàn chân, đặc biệt một số dòng ghế massage còn được bố trí nhiệt hồng ngoại, con lăn bắp chân và bi bóp gót chân.
– Bảng điều khiển: thường được đặt ở trên tay vịn vừa tầm với của người dùng. Bộ phận này có tác dụng giúp người dùng cài đặt, điều khiển hoạt động của ghế massage. Điều khiển ghế massage thường chia làm hai loại đó là bảng điều khiển phím bấm và bảng điều khiển cảm ứng.
– Khung gầm ghế (chân đế): Đây là bộ phận nâng đỡ trọng lượng toàn bộ ghế giúp ghế đứng vững chắc trong quá trình hoạt động.
– Bánh xe: Bộ phận này thường được trang bị ở phía sau chân ghế. Bánh xe sẽ giúp người dùng dễ dàng di chuyển ghế massage đến vị trí mong muốn mà không tốn quá nhiều công sức.
2.2. Cấu tạo ghế massage bên trong
2.2.1. Con lăn ghế massage
Về mặt cấu tạo có thể chia con lăn ghế massage thành 2 loại: con lăn cố định và con lăn di chuyển (rô bốt massage)
– Con lăn cố định: Cấu tạo của con lăn này bao gồm đầu bi lăn được làm từ silicon y tế và tay đỡ nối bi lăn và khung massage. Các bi lăn thường được bố trí thành cụm gắn cố định tại các vùng trọng điểm như cổ vai, lưng, mông. Con lăn massage cố định chỉ có thể hoạt động xoay chuyển trái phải, lên xuống ấn vào từng huyệt đạo.
– Con lăn di chuyển: Với con lăn di chuyển có cấu tạo khác biệt hơn con lăn cố định. Con lăn di chuyển cấu tạo gồm con lăn massage và 4 cánh tay rô bốt gắn vào thay ray. Con lăn này có thể di chuyển dọc theo thanh ray tác động sâu và toàn diện hơn. Con lăn di chuyển có khả năng xoay linh hoạt theo nhiều góc độ khác nhau, mô phỏng chân thực các động tác massage như đấm, vỗ, miết, day, xoa bóp, bấm huyệt.
2.2.2. Túi khí ghế massage
Con lăn và túi khí là hai bộ phận quan trọng nhất của ghế massage. Cấu tạo của túi khí bao gồm 2 bộ phận chính là túi khí bên ngoài và phần khí bên trong. Chất liệu của túi khí thường được làm bằng vải tổng hợp TPU có khả năng chống thấm tốt. Phần khí bên trong túi khí được bơm từ máy bơm khí và có van nén nhả khí để tạo chuyển động xoa bóp cơ bắp, giải phóng nhức mỏi.
2.2.3. Massage nhiệt
Ở những chiếc ghế massage hiện đại thường được trang bị túi sưởi nhiệt hồng ngoại ở vùng lưng. Túi sưởi nhiệt này thường cung cấp mức nhiệt trong khoảng 45-55 độ C giúp sưởi ấm cơ thể, kích thích máu lưu thông. Một số dòng ghế phần nhiệt được tích hợp ở đầu con lăn giúp tỏa nhiệt rộng hơn. Bên cạnh đó một số dòng ghế cũng được trang bị nhiệt hồng ngoại thêm ở vùng bắp chân giúp tăng hiệu quả massage.
2.2.4. Linh kiện khác
Bên trong ghế massage còn có rất nhiều linh kiện hỗ trợ hoạt động của ghế massage. Một số linh kiện nổi bật phải kể đến như:
– Bảng mạch điều khiển: Đây chính là cơ quan đầu não điều khiển mọi hoạt động của ghế massage.
– Bộ cơ ghế massage: Bộ phận này thường được trang bị ở ghế massage có con lăn di động. Nó có chức năng giúp con lăn chuyển động lên xuống dễ dàng trong quá trình hoạt động massage.
– Mô tơ: Bộ phận này có vai trò quan trọng giúp tạo chuyển động và cơ cấu khí để ghế có thể hoạt động.
– Piston ghế massage: Nó có nhiệm vụ nâng hạ thân ghế.
Ngoài ra bên trong ghế massage sẽ có một số linh phụ kiện khác như: adaptor, van điện từ, dây curoa, khung định hình bằng thép,…
3. Cách hoạt động của ghế massage
Sau khi tìm hiểu về cấu tạo ghế massage chúng ta sẽ tìm hiểu về cách hoạt động của thiết bị này. Ghế massage bắt đầu được khởi động khi bạn bật nút nguồn, ghế sẽ ngả ra phía sau một góc để người dùng cảm thấy thoải mái. Hệ thống con lăn và túi khí ghế massage sẽ hoạt động đồng thời cùng một lúc giúp xoa bóp, chăm sóc cơ thể hiệu quả.
Đa phần ghế massage đều được thiết lập các bài tập tự động riêng biệt phục vụ từng nhu cầu khách hàng. Các bài tập có lực massage, vùng massage, kỹ thuật massage khác nhau. Vì vậy bạn có thể lựa chọn bài tập phù hợp với mình trên bảng điều khiển để thư giãn.
Một số ghế massage cũng cho phép người dùng tùy chỉnh lực massage, lực ép túi khí, tốc độ massage, độ rộng con lăn, lựa chọn vùng massage, kỹ thuật massage. Với những chiếc ghế này bạn có thể điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Như vậy bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về cấu tạo ghế massage và cách hoạt động của nó. Mong rằng bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích để hiểu rõ về thiết bị này để đưa ra lựa chọn mua hàng đúng đắn.
Theo: Ngọc Yến – Ecci
Trả lời