Mô hình kinh doanh B2C là một trong những phương án tối ưu được áp dụng nhằm cải thiện doanh thu của doanh nghiệp. Vậy bản chất của mô hình này là gì? Ưu điểm của nó ra sao? Hãy để PharMarketing làm rõ cho bạn trong bài viết dưới đây.
Mô hình kinh doanh B2C là gì?
B2C là viết tắt của Business To Consumer, là mô hình kinh doanh dựa trên giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng. Doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm cung cấp sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng cuối cùng mà không thông qua bất kỳ tổ chức/kênh phân phối trung gian nào.
Cách thức đẩy bán áp dụng mô hình B2C truyền thống: Siêu thị, cửa hàng tạp hóa, hàng ăn,… Trên nền tảng thương mại điện tử: Shopee, shop bán hàng online, Website,…
Ưu điểm của mô hình kinh doanh B2C
Mô hình kinh doanh B2C mang đến một số ưu điểm nổi bật đem lại cho doanh nghiệp như:
- Tăng hiệu quả đẩy bán sản phẩm
Khách hàng lẻ hiện nay thường có xu hướng thực hiện giao dịch mua bán trên các nền tảng online: Thương mại điện tử, mạng xã hội, website… Vì thế, đẩy bán sản phẩm ở các kênh online sẽ là phương pháp tối ưu doanh thu hiệu quả khi thực hiện mô hình kinh doanh B2C. Bạn có thể đáp ứng mọi thời điểm người dùng phát sinh nhu cầu mua sắm, trải nghiệm trên nền tảng số.
- Tăng khả năng tương tác, tiếp cận khách hàng
Khả năng tương tác, tiếp cận được cải thiện thông qua quá trình bạn trực tiếp chào bán sản phẩm, truyền đạt thông điệp, cung cấp giải pháp tới từng khách hàng của mình. Từ đó cho thấy khi áp dụng mô hình B2C, doanh nghiệp có thể định vị được thái độ, nỗi đau người dùng để đưa ra những phương án phát triển phù hợp.
- Giảm thiểu tối đa chi phí
Với mô hình B2C, bạn có thể tối ưu các loại chi phí: vận chuyển, thuê mặt bằng, quảng cáo, tiếp thị,… Từ đó, doanh nghiệp có thể thu về nhiều lợi nhuận nhất, tạo dựng nền tảng phát triển bền vững.
Các mô hình kinh doanh B2C hiện nay
Trước những biến động của thị trường, mô hình kinh doanh B2C hình thành nhiều cách thức thực hiện khác nhau để phù hợp với mục đích đẩy bán của từng doanh nghiệp. Một số mô hình kinh doanh B2C phổ biến mà ta có thể thấy hiện nay:
- Mô hình kinh doanh truyền thống
Các doanh nghiệp/tổ chức đẩy bán sản phẩm của mình thông qua các cơ sở bày bán, địa điểm cung cấp sản phẩm như: Cửa hàng tiện lợi, tạp hóa, nhà máy,… Hiện nay, dù cạnh tranh tăng cao bởi sự xuất hiện của các hình thức bán hàng trực tuyến, nhưng mô hình truyền thống này vẫn được lòng người tiêu dùng bởi tính thuận tiện, nhanh chóng của nó mang lại.
- Bán hàng nhờ hiệu ứng cộng đồng mạng xã hội bùng nổ
Người dùng hiện có xu hướng cập nhật mạng xã hội để trao đổi thông tin, thực hiện nhu cầu mua bán. Vì thế, áp dụng mô hình B2C trên các nền tảng: Facebook, Zalo, Instagram mang lại nhiều hiệu quả đẩy bán cho doanh nghiệp, khi tiếp cận được lượng lớn người dùng. Cho phép doanh nghiệp thực hiện các chiến dịch quảng bá, cung cấp thông tin hữu ích 24/7.
- Thực hiện thông qua sàn thương mại điện tử
Sàn thương mại điện tử nổi bật hiện nay tại Việt nam: Shopee, Lazada, Tiki. Được thiết kế thân thiện với người dùng trên mọi thiết bị trải nghiệm, cung cấp đa dạng sản phẩm, thanh toán nhanh chóng. Kênh đẩy bán này được xem là mỏ vàng mà doanh nghiệp nào cũng muốn khai thác.
- Xây dựng website
Bạn có thể kích thích người tiêu dùng mua hàng trực tiếp trên website của mình hoặc tận dụng người tương tác với website để đặt banner quảng cáo, truyền tải thông tin sản phẩm. Với hình thức này, bạn cần xây dựng website cung cấp nội dung hữu ích, thu hút người dùng, tăng traffic để mang lại hiệu quả tốt nhất
B2C được xem là mô hình tiềm năng trong việc khai thác thị trường, đặc biệt là thị trường trên nền tảng công nghệ số. Tuy nhiên, cơ hội lớn đồng nghĩa với những thách thức lớn và độ cạnh tranh cao, đòi hỏi bạn cần có những chiến lược chăm sóc khách hàng, giải pháp sales hiệu quả, để kết hợp nhịp nhàng. Từ những thông tin cung cấp từ Pharmarketing, hy vọng bạn sẽ có đủ cơ sở để phát triển định hướng đúng đắn cho doanh nghiệp của mình.
Nguồn: https://pharmarketing.vn
Theo: Ngọc Yến – Ecci
Trả lời