Thẻ ATM có chip được cho là có nhiều tính năng và ưu điểm vượt trội hơn so với thẻ từ ATM trước kia. Mặc dù sau ngày 31/12 thẻ ATM từ vẫn được lưu hành bình thường tuy nhiên đang ngày càng có nhiều người chuyển đổi sang thẻ ATM gắn chip để tận hưởng những lợi ích tuyệt vời mà loại thẻ này mang lại. Cùng Ecci tìm hiểu thẻ ATM gắn chip có điểm gì khác biệt so với thẻ ATM từ nhé.
Thẻ ATM có chip là gì?
Thẻ ATM gắn chip còn có tên gọi khác là Chip card, chip-and-signature cards, chip-and-pin card, smart card, Visa/Mastercard/Europay (EMV) card… Loại thẻ này được tích hợp 1 con chip thông minh ở mặt trước của thẻ. Con chip này có chức năng mã hóa toàn bộ thông tin cá nhân của chủ sở hữu thẻ khi tiến hành giao dịch tại các cây ATM hoặc máy POS.
Quá trình giao dịch bằng thẻ ATM gắn chip cần trải qua xác thực nhiều lớp từ thiết bị nhận thẻ, ngân hàng phát hành, tổ chức Visa/Mastercard và ngân hàng thanh toán. Đối với mỗi giao dịch mới thì dữ liệu mới lại được tạo ra bởi con chip gắn trong thẻ. Nhìn chung, công dụng thẻ ATM gắn chip cũng không khác nhiều so với thẻ từ ATM.
Có 2 loại thẻ chip ATM, đó là:
- Thẻ chip ATM có tiếp xúc: Loại thẻ này cần được đặt vào khe nhận thẻ của đầu đọc thì mới có thể xóa, ghi hoặc truy xuất dữ liệu
- Thẻ chip ATM không tiếp xúc: Khi sử dụng loại thẻ này, chỉ cần đặt thẻ ATM nằm gần đầu đọc từ 2 – 10cm là khe đọc thẻ có thể tiếp nhận được thông tin.
Sự khác biệt giữa thẻ ATM có chip và thẻ ATM không gắn chip (thẻ từ)
Thẻ ATM gắn chip thông minh và thẻ từ ATM có nhiều điểm khác nhau từ thiết kế bên ngoài cho đến công nghệ bảo mật bên trong.
Thiết kế bên ngoài
Ở mặt sau của thẻ ATM từ thường có một dải băng từ màu đen nằm ở phía trên. Đây là dải băng chứa toàn bộ các thông tin liên quan đến khách hàng làm thẻ.
Trong khi đó, thẻ ATM gắn chip được thiết kế với con chip điện tử nằm ngay mặt trước của thẻ. Con chip này tích hợp toàn bộ thông tin đã được mã hóa của chủ thẻ.
Mức độ bảo mật
Vạch kẻ đen của thẻ từ ATM chứa thông tin chủ thẻ dưới dạng văn bản nên dễ dàng bị hacker giải mã. Ngoài ra khi bạn giao dịch bằng máy POS hoặc rút tiền tại các cây ATM, các thiết bị này sẽ quét dải màu đen để xác nhận thông tin cá nhân của khách hàng. Cơ chế hoạt động này không thực sự an toàn và kẻ xấu có thể dùng máy quẹt thẻ từ thông thường để dễ dàng đánh cắp thông tin của thẻ ATM.
Thẻ chip ATM sẽ lưu trữ và bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng dưới dạng mã hóa bằng ký hiệu nhị phân máy tính. Đặc biệt con chip này có mã hóa được thay đổi liên tục và khả năng tạo mới dữ liệu mỗi lần giao dịch. Do đó mức độ bảo mật của thẻ chip ATM cao hơn rất nhiều so với thẻ từ ATM.
Độ bền bỉ
Thẻ ATM không chip thường xảy ra hiện tượng trầy xước bề mặt và dải từ màu đen. Tuy nhiên với thẻ ATM có gắn chip thì thông tin chủ thẻ có thể được xóa và ghi lại nhiều lần mà không ảnh hưởng đến chất lượng thẻ.
Cách thức nhận diện chủ thẻ
Thẻ ATM từ nhận dạng chủ thẻ thông qua dải băng từ, chữ ký chủ thẻ ở mặt sau của thẻ và hình ảnh chủ thẻ in trên thẻ. Đây là cách nhận diện đơn giản, độ bảo mật không cao.
Trong khi đó thẻ ATM chip nhận dạng chủ thẻ thông qua mã pin, tuy phức tạp hơn nhưng tính bảo mật cũng được cải thiện đáng kể.
Tích hợp ứng dụng vào thẻ
Thẻ ATM từ không được thiết kế để có thể tích hợp thêm các ứng dụng. Thẻ chip không sử dụng băng từ mà thay vào đó là con chip nên có thể tích hợp nhiều tiện ích và thông tin khác nhau như khoản vay, thẻ sinh viên, sổ tiết kiệm… Các ngân hàng cũng đang nghiên cứu để có thể tích hợp thêm những tiện ích này vào thẻ ATM có chip.
Chi phí dùng thẻ
Thử ATM từ chỉ có thể được dùng để lưu trữ một số thông tin nhất định và không cho phép xóa đi để ghi thêm thông tin mới. Vì vậy nếu khách hàng cần thay đổi thông tin và muốn đổi sang thẻ khác sẽ phải trả một khoản phí để ngân hàng mua thẻ trắng và ghi lại thông tin từ đầu.
Thẻ ngân hàng gắn chip thì ngược lại, việc xóa và ghi thông tin khá dễ dàng nên ngân hàng sẽ không phải mất thêm chi phí để mua thẻ trắng khi khách hàng muốn làm thẻ mới.
Sự đa dạng về loại thẻ
Thẻ ATM không gắn chip chỉ có duy nhất một loại. Tuy nhiên thẻ ATM có gắn chip lại được chia thành 3 loại khác nhau. Đó là thẻ chip phi tiếp xúc, thẻ chip tiếp xúc và thẻ chip giao diện kép.
Xem thêm: Tổng hợp 8 cách scan trên iPhone chỉ trong một nốt nhạc
Tại sao nên sử dụng thẻ ATM có chip?
Với thiết kế đặc biệt, thẻ chip ATM có độ an toàn bảo mật cao hơn nhiều so với thẻ từ ATM. Loại thẻ này có khả năng mã hóa thông tin, giúp phòng tránh hiệu quả các hành vi đánh cắp dữ liệu cá nhân của người dùng thẻ.
Để tiến hành một giao dịch với thẻ ATM gắn chip cần trải qua rất nhiều lớp xác thực và bảo mật khác nhau. Giao dịch chỉ được thực hiện thành công khi được sự xác nhận và cho phép của các tổ chức liên quan. Mặc dù quy trình thủ tục phức tạp tuy nhiên tốc độ xử lý của thẻ chip chỉ mất vài giây, nhanh ngang ngửa với thẻ từ.
Con chip gắn trên thẻ ATM không thể bị làm giả, kết hợp với mã PIN cho phép xác nhận thông tin chủ thẻ. Hơn thế nữa tin nhắn xác nhận giao dịch cũng không cung cấp bất cứ dữ liệu nào hữu ích để làm giả con chip. Vì vậy khi thẻ bị đánh cắp thì kẻ xấu cũng không thể sử dụng thẻ để rút tiền.
Ngoài ra, hiện nay hầu hết các ngân hàng đều hỗ trợ đổi thẻ từ sang thẻ chip ATM miễn phí. Do đó đây là cơ hội tốt để khách hàng gia tăng sự an toàn cho tài sản của mình.
Những lưu ý khi dùng thẻ ATM có chip
- Ngày nay hầu hết các ngân hàng đã phát hành thẻ ATM gắn chip. Ví dụ như thẻ ATM gắn chip Vietcombank, thẻ ATM gắn chip Vietinbank, thẻ ATM gắn chip Agribank, thẻ ATM gắn chip Sacombank… Khách hàng nên liên hệ với ngân hàng hoặc đến trực tiếp quầy giao dịch để được tư vấn làm thẻ.
- Thẻ chip được chấp nhận tại những địa điểm có biểu tượng thanh toán bằng thẻ không tiếp xúc. Khi giao dịch bằng thẻ chip, bạn chỉ việc để con chip trên thẻ tiếp xúc với máy POS hoặc cây ATM.
- Để tránh bị tính phí giao dịch quá cao, nên ưu tiên rút tiền hoặc chuyển khoản trong nội bộ ngân hàng.
- Phí duy trì thẻ ATM gắn chip hàng năm có thể cao hơn thẻ từ tùy từng ngân hàng.
- Bạn có thể mua sắm online trên toàn thế giới chỉ với chiếc thẻ ATM gắn chip.
Cách sử dụng thẻ ATM gắn chip
Thanh toán
Khi thanh toán bằng thẻ ATM có chip trên máy POS, chủ thẻ chỉ cần đưa mặt gắn chip tiếp xúc gần với máy. Tốc độ xử lý giao dịch rất nhanh, chỉ dưới 300 ms.
Đặc biệt một số ngân hàng còn quy định không cần nhập mã PIN khi chủ thẻ thanh toán đơn hàng giá trị nhỏ bằng máy POS.
Rút tiền
Bạn tìm đến các cây ATM hoặc cửa hàng có biểu tượng thẻ không tiếp xúc. Sau đó chạm thẻ lên cây ATM hoặc máy POS.
Nếu rút tiền ở cây ATM, bạn cho thẻ vào khe, lựa chọn Ngôn ngữ sử dụng và nhập Mật khẩu. Tiếp theo nhấn vào Rút tiền, điền số tiền muốn rút rồi chọn Xác nhận. Sau đó nhấn tiền và nhận lại thẻ từ khe của cây ATM.
Nạp tiền
Đăng nhập vào máy ATM giống như khi rút tiền. Điền mã PIN và nhấn vào Nạp tiền. Chọn số tiền muốn nạp rồi cho vào khe của máy ATM.
Cuối cùng bạn chờ hệ thống xác nhận rồi nhận lại thẻ ATM và biên lai (nếu có).
Chuyển tiền
Thực hiện các thao tác đăng nhập như đã hướng dẫn ở trên. Tiếp theo bạn nhấn vào mục Chuyển khoản, điền thông tin người nhận, bao gồm tên ngân hàng, chi nhánh, tên người nhận và số tài khoản.
Cuối cùng nhập mã PIN một lần nữa và chờ xác nhận giao dịch.
Trên đây là những điều cần biết về thẻ ATM có chip, so sánh giữa thẻ chip ATM và thẻ từ ATM. Có thể thấy, thẻ ATM gắn chip mang lại cho người dùng vô vàn tiện ích. Loại thẻ này sẽ sớm được lưu hành ngày càng rộng rãi trong tương lai, thay thế cho các loại thẻ từ ATM truyền thống.
Xem tiếp: 6 cách khôi phục tài khoản nhanh chóng khi quên mật khẩu Win 10, 11
Ban biên tập: Ecci.com.vn
Trả lời