Các chuyên gia cho biết, một trong những giá trị cốt lõi tạo nên thành công đồng thời tạo ra sự khác biệt của tổ chức chính là văn hóa kinh doanh. Vậy nên để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, việc tìm hiểu kỹ lưỡng về văn hóa kinh doanh là rất cần thiết, giúp ích cho sự đi lên về lâu về dài.
Văn hóa kinh doanh là gì?
Văn hoá kinh doanh trong tiếng Anh chính là Business Culture. Theo đó, văn hóa kinh doanh hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ các giá trị vật chất, các giá trị tinh thần do chủ thể kinh doanh sáng tạo cũng như tích lũy qua quá trình hoạt động kinh doanh. Dưới sự tương tác giữa chủ thể kinh doanh cùng với môi trường kinh doanh.
Còn nếu hiểu theo nghĩa hẹp, văn hóa kinh doanh chính là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực cùng các quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tại dựng suốt quá trình kinh doanh. Được thể hiện rõ trong cách ứng xử của họ với xã hội, tự nhiên tại 1 cộng đồng hay một khu vực.
Đặc điểm cơ bản của văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp Việt Nam
Khi tìm hiểu về văn hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay, có thể thấy một số đặc điểm rõ nét như:
– Văn hóa kinh doanh chính là 1 bộ phận, song cũng là đặc thù so hơn với văn hóa chung của doanh nghiệp. Mặc dù văn hóa kinh doanh thuộc trong khái niệm văn hóa nhưng lại không thể đồng nhất với văn hóa doanh nghiệp tạo ra.
– Văn hóa kinh doanh sẽ xuất hiện cùng với sự xuất hiện của hàng hóa trong doanh nghiệp cũng như sự xuất hiện trên thị trường.
– Văn hóa kinh doanh thường sẽ mang tính chất ngoại giao. Đặc điểm này sẽ hay bắt gặp ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như: Honda, Coca Cola,… Dù là các công ty xuyên quốc gia với hoạt động trên nhiều nước, tuy nhiên đều có một nền văn hóa kinh doanh riêng biệt.
– Văn hóa kinh doanh có đặc điểm nổi bật là xem xét trọng một phạm vi hẹp, cụ thể.
Các nhân tố cấu thành văn hóa kinh doanh tại Việt Nam
Để cấu thành văn hóa kinh doanh tại Việt Nam – Business Culture in Vietnam, những nhân tố sau đây sẽ rất quan trọng.
- Triết lý kinh doanh: Bao gồm những tư tưởng chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh.
- Đạo đức kinh doanh: Sẽ là các nguyên tắc, chuẩn mực điều chỉnh đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi kinh doanh.
- Văn hoá doanh nhân: Những giá trị, chuẩn mực, quan niệm và hành vi của doanh nhân suốt quá trình lãnh đạo và quản lí doanh nghiệp.
- Văn hoá doanh nghiệp: Giá trị, chuẩn mực và quan niệm, hành vi của doanh nghiệp. Chi phối hoạt động của mọi thành viên trong tổ chức doanh nghiệp, tạo nên bản sắc riêng của doanh nghiệp.
- Văn hoá ứng xử: Bao gồm những phản ứng, cách cư xử thể hiện qua thái độ, hành động, cử chỉ và lời nói đối với khách hàng, cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp, đối tác và công chúng
Thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời đại hiện nay
Việt Nam là một đất nước đã và đang xây dựng được cho riêng mình một hệ giá trị cùng các nguyên tắc, quan điểm, tinh thần cộng đồng đậm bản sắc. Dưới sự ảnh hưởng văn hóa đến từ bên ngoài cũng giúp cho nước ta có một nền văn hóa đa dạng và nhiều màu sắc. Đây được xem là thế mạnh để các doanh nghiệp Việt xây dựng được văn hóa kinh doanh có nét riêng trong thời kỳ hội nhập kinh tế hiện nay.
Đặt trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay, văn hóa kinh doanh đang ngày càng trở nên tất yếu. Và để định hình văn hóa kinh doanh tại Việt Nam, các doanh nghiệp trong nước cần có những bước đi khôn ngoan nhằm tạo ra phong cách độc nhất. Đặc biệt tuyệt đối không được để bản sắc doanh nghiệp trộn lẫn cùng những đối thủ trên thị trường.
Tựu chung lại, xây dựng văn hóa kinh doanh tại Việt Nam đang rất cần thiết và yêu cầu đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp phải chú trọng. Do đó, với những chia sẻ hôm nay, hy vọng bạn sẽ có quyết định chính xác, giúp doanh nghiệp ngày càng có những nước tiến nhảy vọt!
Theo: Ngọc Yến – Ecci